Chân thành cám ơn quý vị phụ huynh đóng góp tin tức, bài vở, sưu tầm và chia sẻ những kinh nghiệm bổ ích để mọi người cùng tham khảo.

Thư bài xin gửi về : info@socnau.com

Các tin khác

Có nên cho trẻ ăn nấm thay thịt, trứng?
Bí quyết tăng cường hệ miễn dịch vào thời điểm giao mùa
Cho trẻ rôm sẩy ăn thanh long hằng ngày
Thời điểm nào uống sữa tốt nhất trong ngày?
Những thực phẩm trẻ không nên ăn nhiều mùa hè
Uống nước thế nào tốt cho trẻ vào mùa lạnh?
Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ trên 6 tháng
Cho con uống... rau tươi
Những thực phẩm an toàn cho bé
6 phương pháp giúp bé khỏe mạnh và mau lớn
Chăm sóc trẻ bị ho cảm tại nhà
Trời lạnh, phòng bệnh tai mũi họng ở trẻ em
Bảo vệ hệ miễn dịch trong thời kỳ trẻ ăn dặm 6 tháng đến 3 tuổi
Cần bao nhiêu chất dinh dưỡng hàng ngày?
5 dưỡng chất cần thiết nhất cho sức khỏe của bé
Bệnh viêm não Nhật Bản bắt đầu ''nóng''
Bé học nhiều từ những câu hỏi
Nhận biết và xử trí viêm ruột thừa ở trẻ em
Dinh dưỡng quý từ thực phẩm
Làm sao biết trẻ phát triển bình thường?

Nhận biết và xử trí viêm ruột thừa ở trẻ em
 

Ruột thừa là một cơ quan nhỏ như ngón tay dính với ruột già nằm ở phía dưới bên phải của ổ bụng. Bên trong ruột thừa hình thành một túi thường mở ra vào ruột già. Khi hoạt động mở của chiếc túi cùng này bị cản trở, ruột thừa sưng lên và có thể dễ bị nhiễm trùng bởi vi khuẩn.

Nếu ruột thừa bị nhiễm trùng không được cắt bỏ, nó có thể vỡ và truyền vi khuẩn đi, gây nhiễm trùng khắp vùng bụng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Viêm ruột thừa thường ảnh hưởng đến trẻ, đặc biệt trẻ trong độ tuổi 11-20. Phần lớn các cabệnh xảy ra từ tháng 5 đến tháng 10. Những trẻ mà tiền sử gia đình có người bị viêm ruột thừa có thể tăng nguy cơ mắc bệnh này, đặc biệt ở bé trai.

Điều quan trọng là phải biết cách nhận ra các dấu hiệu của căn bệnh này và phân biệt nó với bệnh đau dạ dày để trẻ được chăm sóc y tế thích hợp.

Không có cách nào để ngăn ngừa viêm ruột thừa. Nhưng với các phương pháp kiểm tra và xét nghiệm hiện đại hiện nay, cùng với kháng sinh, hầu hết các trường hợp bệnh viêm ruột thừa có thể được xác định và điều trị mà không gây biến chứng

Ruột thừa là một cơ quan nhỏ như ngón tay dính với ruột già nằm ở phía dưới bên phải của ổ bụng. Bên trong ruột thừa hình thành một túi thường mở ra vào ruột già. Khi hoạt động mở của chiếc túi cùng này bị cản trở, ruột thừa sưng lên và có thể dễ bị nhiễm trùng bởi vi khuẩn.
Ảnh: Inmagine
Nếu ruột thừa bị nhiễm trùng không được cắt bỏ, nó có thể vỡ và truyền vi khuẩn đi, gây nhiễm trùng khắp vùng bụng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Viêm ruột thừa thường ảnh hưởng đến trẻ, đặc biệt trẻ trong độ tuổi 11-20. Phần lớn các cabệnh xảy ra từ tháng 5 đến tháng 10. Những trẻ mà tiền sử gia đình có người bị viêm ruột thừa có thể tăng nguy cơ mắc bệnh này, đặc biệt ở bé trai.

Điều quan trọng là phải biết cách nhận ra các dấu hiệu của căn bệnh này và phân biệt nó với bệnh đau dạ dày để trẻ được chăm sóc y tế thích hợp.

Không có cách nào để ngăn ngừa viêm ruột thừa. Nhưng với các phương pháp kiểm tra và xét nghiệm hiện đại hiện nay, cùng với kháng sinh, hầu hết các trường hợp bệnh viêm ruột thừa có thể được xác định và điều trị mà không gây biến chứng.

Các triệu chứng của viêm ruột thừa:
Các triệu chứng đặc trưng của viêm ruột thừa thường bắt đầu bằng sốt nhẹ, đau xung quanh rốn, và có thể đi kèm với nôn mửa, tiêu chảy hay táo bón...

- Đau bụng dữ dội, đặc biệt vùng quanh rốn hay vùng bụng dưới bên phải (cơn đau có thể bắt đầu xuất hiện rồi hết, sau đó trở thành cơn đau kéo dài và đau nhói).

- Sốt nhẹ.

- Không muốn ăn.

- Buồn nôn và nôn mửa.

- Tiêu chảy (đặc biệt tiêu ít và có nước nhầy).

- Thường xuyên đi tiểu hoặc cảm thấy nặng bụng buộc phải đi tiểu.

- Bụng sưng hoặc trương lên, đặc biệt ở trẻ nhỏ.

Nếu viêm ruột thừa không được điều trị thì ruột thừa bị viêm có thể vỡ trong vòng 24 đến 27 giờ sau khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện. Nếu ruột thừa bị vỡ, cơn đau ở trẻ có thể lan ra khắp vùng bụng và trẻ có thể bị sốt rất cao.

Nếu nghi ngờ trẻ bị viêm ruột thừa, hãy đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất, tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc hoặc cho trẻ ăn hay uống thứ gì.

Theo Bác sĩ Trần Quốc Ninh 



Home :: Thành viên Sóc Nâu :: Ảnh sinh hoạt :: Tin tức :: Tham quan :: Tài liệu :: Hỏi đáp :: Liên lạc
Copyright 2006-2007 © Soc Nau Nursery. All rights reserved.