Chân thành cám ơn quý vị phụ huynh đóng góp tin tức, bài vở, sưu tầm và chia sẻ những kinh nghiệm bổ ích để mọi người cùng tham khảo.

Thư bài xin gửi về: info@socnau.com


Chức năng và giá trị dinh dưỡng của thực phẩm
 

Căn cứ vào việc cung cấp các chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm và phương án cân bằng dinh dưỡng theo hình kim tự tháp 4+1, chúng tôi xin giới thiệu chức năng và giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm như sau :

  1. Nhóm ngũ cốc (bột mì, đậu, bắp, gạo nếp, gạo tẻ):
    Các loại gạo (gạo tẻ, gạo nếp......) là thực phẩm chính, chất dinh dưỡng của chúng chủ yếu là bột đường. Năng lượng cần thiết cho cơ thể chúng ta đa số được cung cấp từ loại thực phẩm chính này. Chúng có lượng vitamin nhóm B phong và một bộ phận protein thực vật. Nếu thiếu các loại thức ăn này thì cơ thể sẽ dùng protein của chính nó để thay thế, do đó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ và khả năng miễn dịch của cơ thể trẻ. Bởi vậy không nên cho trẻ ăn ít cơm, ăn nhiều rau, vì loại lương thực chính này rất quan trọng.
             Các loại hạt kê, hạt ngô...ngoài chất bột đường ra, còn có rất nhiều vitamin và muối vô cơ, ăn nhiều sẽ tăng tuổi thọ, ăn phối hợp với gạo sẽ có lợi cho sức khoẻ.
             Các loại đậu cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là đậu nành. Đậu nành có nhiều priotein thực vật nhất, hàm lượng protein của nó thậm chí còn cao hơn thịt nạc, trứng gà, cá, sữa bò (gấp hai lần thịt bò, gấp hai lần trứng gà)... Đậu nành có tất cả acid amin cần thiết cho cơ thể, có hàm lượng chất béo cao, có nhiều vitamin nhóm B. Dùng đậu nành phối hợp với các loại gạo, sẽ phát huy tính bổ trợ của các protein. Ví dụ trong bột mì dùng làm bánh bao, nếu tăng thêm 2-5% bột đậu, hàm lượng protein sẽ tăng vượt lên, hơn nữa còn làm cho bánh được mềm mại. Khi làm ra những sợi mì, sợi bún, cho 2-5% bột đậu sẽ làm tăng lượng protein và khi chế biến thức ăn cũng có vị ngon hơn. Khi nấu đậu nành với thịt, giá trị dinh dưỡng cũng rất cao. Đó chính là tác dụng bổ trợ của thực phẩm.
             Protein của đậu nành có chất lượng tốt nhất trong các loại thực vật, nó còn có nhiều chất béo quan trọng cho sự phát triển hệ thống dây thần kinh của đại não và tăng cường trí nhớ. Ngoài ra, đậu nành còn chứa canxi và sắt... giúp phòng ngừa các chứng thiếu canxi, thiếu sắt của trẻ em, giúp cơ thể trẻ được khoẻ mạnh. Tuy nhiên ăn nhiều đậu nành sẽ gây ra chứng trướng khí, ảnh hưởng đến tiêu hoá. Khi chế biến đậu nành thành đậu hũ, sữa đậu nành, đậu hũ non, giá... sẽ dễ tiêu hoá hơn, mà hàm lượng protein cũng được tăng lên, hương vị lại thơm ngon, hợp khẩu vị, làm mát cơ thể. Khi chế biến thức ăn giữa các loại đậu và thịt với tỷ lệ 7:3, giá trị dinh dưỡng của đậu sẽ tăng lên gấp mấy lần.
  2. Nhóm rau củ và trái cây:

    a) Rau được phân ra làm hai loại rau rau lá xanh đậm và rau lá xanh lợt:

    Rau có lá màu xanh là nguồn caroten và vitamin A phong phú. Vitamin A có quan hệ mật thiết với thị lực, nếu được cung cấp đủ vitamin A sẽ không bị bệnh quáng gà và xương cốt cũng phát triển bình thường. Nó cũng là nhân tố cần thiết cho sự phát triên của da, nếu không da sẽ khô và nhăn. Ngoài ra, còn giúp cho hệ thống hô hấp trên và tăng cường sức đề kháng. Tỷ lệ các loại vitamin, canxi, sắt có trong rau lá màu xanh đậm phong phú hơn các loại rau lá màu lợt.
    Tuy rằng ăn rau lá màu xanh đậm tốt hơn rau lá màu xanh lợt, nhưng chúng ta không thể chỉ cho trẻ ăn toàn rau lá màu xanh đậm vì trong những loại rau có màu sắc lợt hơn có những chất mà rau lá xanh đậm không có. Ví dụ trong bắp cải có nhiều vitamin C, nhiều nguyên tố vi lượng, thúc đẩy sự trao đổi chất có lợi cho sự phát triển của trẻ.

    b) Các loại đậu tươi (đậu côve, đậu đũa, đậu tương non...) :

    Tỷ lệ protein của chúng tương đối cao, còn chất sắt có trong chúng thì rất dễ hấp thu.

    c) Các loại bí, dưa, cà :

    Bí đỏ không chỉ có nhiều caroten mà còn nhiều tinh bột, có thể thay thế ngũ cốc, giá trị dinh dưỡng cao. Dưa leo có rất nhiều vitamin, giúp cho đường ruột dễ dàng tiêu hoá thức ăn và bài tiết tốt. Cà giúp phòng ngừa các chứng bệnh về tim mạch. Bí đau, cà chua còn có công dụng thanh nhiệt, giải độc. Khổ qua làm mát cơ thể, giải độc, mùa hè ăn khổ qua ngừa say nắng, rôm sảy, tốt cho trí não.

     d) Các loại thân rễ (ngó, cũ...) :

     Ngó sen, củ sen có rất nhiều chất dinh dưỡng như protein, vitamin C, tốt cho dạ dày, bổ máu, làm mạnh cơ xương, mềm, dễ tiêu hoá, ăn thường xuyên sẽ làm tăng sức đề kháng của cơ thể. Cà rốt có nhiều caroten, do đó hàm lượng vitamin A rất cao. Củ hành tây có protein, canxi, sắt, ngoài ra còn có tác dụng diệt khuẩn, nâng cao khả năng kháng bệnh của cơ thể trẻ. Củ mài là loại thực phẩm tốt cho lá lách, dạ dày, đường ruột, phòng ngừa bệnh tim mạch. Mùa thu nên ăn nhiều củ cải vì nó tốt cho phổi, làm mũi, miệng trẻ bớt khô, ngừa các chứng bệnh viêm nhiễm đường hô hấp. Khoai tây có nhiều cellulose, protein, vitamin dễ tiêu hoá.
     Trong trái cây có đường trái cây, vitamin C, các loại vitamin khác và muối vô cơ, bởi vậy trái cây có thể dùng sống, không cần nấu nướng, các chất dinh dưỡng sẽ không bị mất đi. Vitamin C giúp cho việc hấp thu sắt được dễ dàng, do đó sau các bữa ăn chính nên cho trẻ dùng thêm trái cây.
  3. Nhóm sữa và các chế phẩm từ sữa :
    Giá trị dinh dưỡng của sữa bò rất cao, nó chứa các chất dinh dưỡng tối cần thiết cho cơ thể trẻ, trong đó hàm lượng protein và canxi là cao nhất, tỷ lệ tiêu hoá và hấp thu cũng rất cao. Uống sữa bò thường xuyên, các chất có trong sữa được dạ dày giữ lại trong đó một khoảng thời gian, sẽ càng khiến cho sữa bò được uống vào sau này, được cơ thể hấp thu dễ dàng hơn. Nói chung sữa bò là nguồn dinh dưỡng rất tốt mà trẻ không thể thiếu, nhất là những trường hợp cần phải bổ sung canxi.
  4. Nhóm cá, thịt, trứng, nội tạng :
     Hàm lượng protein có trong cá rất cao, cao hơn cả sữa bò và trứng gà với cùng trọng lượng. Thịt của cá mềm, các sớ ngắn, dễ tiêu hoá hơn thịt gia súc, gia cầm, cơ thể trẻ có thể hấp thu đến 85-90%. Tỷ lệ acid amin của cá cũng gần bằng tỷ lệ acid amin mà cơ thể trẻ cần. Do đó ăn cá là tốt nhất. Các chuyên gia dinh dưỡng đã chứng minh được rằng ‘ Thực phẩm từ thịt động vật không có chân (cá) tốt hơn từ động vật 2 chân (gia cầm) và loài gia cầm có 2 chân thì lại tốt hơn loài gia súc có 4 chân’.
                Cá không chỉ có vị tươi ngon mà còn có canxi, vitamin B2... trong cá biển còn có lượng iod phong phú. Bởi vậy ăn cá giúp trẻ thông minh, khoẻ mạnh cả về thể chất lẫn trí não, và phòng ngừa các bệnh về tim mạch ngay từ khi còn nhỏ. Chúng ta hãy rèn luyện cho trẻ thói quen ăn cá ngay từ khi trẻ mới tập ăn dặm.
    Tôm, cua không chỉ có hàm lượng protein cao mà lượng sắt cũng không ít, đặc biệt hàm lượng canxi rất cao, rất có lợi cho sự phát triển hệ xương của trẻ.
     Thịt tức là thịt heo, thịt bò, thịt dê, thịt gà, thịt vịt... Trong đó, thịt nạc có protein chất lượng tốt, có sắt, vitamin B1, có chất béo và các loại khoáng chất.
     Trứng có các chất dinh dưỡng phong phú, dễ bảo quản và sử dụng. Trong trứng có protein, sắt... Trứng cút có giá trị dinh dưỡng cao nhất, nó được gọi là " vua của các loài trứng".Các acid amin của trứng cút gần gũi với cơ thể con người nên rất dễ hấp thu. Nhưng chú ý, khi chiên trứng phải để lòng trắng trứng đông lại, nếu không sẽ gây khó tiêu. Trứng có các acid amin cần thiết và chất béo cấu tạo nên hệ thống các dây thần kinh của não. Lòng đỏ trứng có canxi, sắt, vitamin B1, B12.
    Nội tạng là các bộ phận bên trong của động vật như gan, thận, tim, dạ dày... Chúng có giá trị dinh dưỡng cao hơn các loại thịt thông thường, protein, muối vô cơ hay vitamin đều rất phong phú. Trong số đó, gan là kho dinh dưỡng của động vật, bởi các chất dinh dưỡng của nó phong phú. Trong số đó, gan là kho dinh dưỡng của động vật, bởi các chất dinh dưỡng của nó phong phú một cách toàn diện. Gan có nhiều vitamin A và D, quan trọng nhất là hàm lượng sắt rất cao, lại dễ hấp thu, điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự cấu tạo của hệ thống các mạch máu, có thể phòng ngừa bệnh thiếu máu, mù màu, còi xương. Nội tạng là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao mà trẻ bắt buộc phải ăn mỗi tuần một lần một thứ trong số đó.
    Huyết động vật cũng có rất nhiều chất dinh dưỡng, có pro-tein, sắt và các loại vitamin. Huyết vừa rẻ vừa bổ.
    Ngoài ra còn có các loại nấm, tảo... có giá trị dinh dưỡng cũng rất cao. Đặc điểm chung của chúng là hàm lượng protein cao, ít cholesterol, giàu khoáng chất, vị tươi ngon và có tác dụng bảo vệ sức khoẻ. Nấm đông cô có tác dụng ức chế các virút bệnh ; nấm hương chống phù thũng, nấm mèo có nhiều protein và canxi, hàm lượng sắt cũng rất cao, có thể ngừa chứng thiếu máu ở trẻ em ; phổ tai (hải đới, rong biển) là nguồn iod, canxi phong phú, giá lại rẻ, lượng sắt cao, tốt cho trẻ bị thiếu sắt.
  5. Nhóm dầu,mỡ, muối, đường :
    Đường chủ yếu cung cấp năng lượng. Dầu ăn, mỡ ngoài việc cung cấp năng lượng ra còn giúp cơ thể hấp thu các vitamin khác và chất béo dễ dàng, làm cho món ăn ngon hơn, năng cao công cụ của thực phẩm. Để các bữa ăn được cân bằng, có ít cho sức khoẻ, phải hạn chế dùng muối. Chỉ nên dùng 0,1-0,2g cho mỗi kilôgam thể trọng của trẻ trong một ngày. Bột ngọt cũng phải thật hạn chế. Các món ăn của trẻ nên thanh đạm, hợp khẩu vị, có hình thù, màu sắc thật hấp dẫn.
    Với các chức năng và giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm, tầm quan trọng của chúng đối với sự phát triển của trẻ, như vậy nên khi chế biến thức ăn cho trẻ, các bạn nên chú ý phối hợp các chất dinh dưỡng một cách hợp lý và lưu ý đa dạng hoá các bữa ăn.

Home :: Thành viên Sóc Nâu :: Ảnh sinh hoạt :: Tin tức :: Tham quan :: Tài liệu :: Hỏi đáp :: Liên lạc
Copyright 2006-2007 © Soc Nau Nursery. All rights reserved.